Tốc độ bộ nhớ rất quan trọng vì nó cho phép chúng tôi xác định tốc độ CPU có thể hoạt động. Mặc dù CPU có thể nhanh nhưng hiệu suất tổng thể có thể bị ảnh hưởng nếu bộ nhớ hoạt động chậm. Khi nhắc đến vấn đề bộ nhớ nhanh, mạnh thì có lẽ DDR đã là tiêu chuẩn trong rất nhiều năm qua. Và thời gian sắp tới khi RAM DDR5 ra mắt được dự đoán sẽ thay thế DDR4 ở hầu hết mọi lĩnh vực,
DDR5 là một loại bộ nhớ phụ kiện ngẫu nhiên động đồng bộ. Nó được phát hành vào tháng 7 năm 2020. Một cá nhân có thể không biết tầm quan trọng của RAM DDR5. Vậy ở DDR5 có điểm gì mới, và so với DDR4 có gì nổi trội hơn, cùng chúng tôi thảo luận về vấn đề này.
Mục Lục
RAM DDR5 là gì?
Tên viết tắt đầy đủ ở đây là DDR5 SDRAM , viết tắt của Double Data Rate 5 Synchronous Dynamic Random-Access Memory . Nếu không đi quá sâu vào chi tiết, chúng ta chỉ có thể nói rằng SDRAM là một loại RAM được phát triển vào năm 1992. Trong khi DDR là một loại SDRAM được phát triển vào năm 1998 với sức mạnh chính. Như tên gọi, nằm ở tốc độ dữ liệu tăng lên.
Một số công nghệ DDR khác nhau đã được phát hành trong những năm qua. Và đó là một sự phát triển chủ yếu là tuyến tính từ DDR (đôi khi được gọi là DDR1) sang DDR5. Mặc dù các phiên bản năng lượng thấp của bộ nhớ DDR (LPDDR). Cũng đã được phát hành trong những năm qua. Bao gồm LPDDR5 và những thứ này nhằm vào thiết bị di động.
Để sử dụng RAM DDR5, người dùng cần gì?
Dù DDR5 sẽ sớm có mặt trên thị trường linh kiện máy tính. Nhưng bạn sẽ cần phải có CPU và bo mạch chủ tương thích với chuẩn mới. Dòng sản phẩm DDR5 đầu tiên dự kiến sẽ ra mắt cùng lúc cới dòng CPU mới của Intel là Alder Lake – khoảng cuối năm 2021. Một số công ty đã chuẩn bị sẵn sàng cho sự chuyển đổi này như Corsair, Kingston và TeamGroup.
Và cũng như những lần chuyển đổi thế hệ trước đây. Những bộ xử lý hỗ trợ DDR5 hầu như sẽ hỗ trợ đồng thời cả hai chuẩn RAM DDR5 và DDR4. Tuy nhiên, đối với bo mạch chủ thì chúng không có khả năng tương thích ngược. Bo mạch chủ sẽ hỗ trợ DDR4 hoặc DDR5. Nhưng sẽ không hỗ trợ đồng thời cả hai. Lý do là vì khe cắm RAM được thiết kế dựa trên chuẩn của chúng. Có nghĩa là những khe trống mà bạn nhìn thấy trên thanh RAM sẽ có vị trí khác nhau. Tùy vào chuẩn RAM. Chính vì điều này mà việc gắn một thanh RAM DDR4 vào bo mạch chủ hỗ trợ RAM DDR5 là điều bất khả thi, và ngược lại.
Và thậm chí là dù bạn có thể gắn vào được đi nữa. Thì hệ thống cũng không chạy được nếu không đúng loại RAM được hỗ trợ. Hiện vẫn chưa rõ bộ xử lý sắp tới của AMD có hỗ trợ DDR5 hay không. Hầu hết các chuyên gia cho rằng công ty này sẽ hỗ trợ chuẩn RAM mới ở các dòng sản phẩm ra mắt đầu năm 2022. Dù chưa biết khi nào các dòng CPU hỗ trợ DDR5 ra mắt, nhưng đã có những thông tin ban đầu về khả năng của RAM DDR5 rất đáng để người dùng trông chờ.
Đánh giá điểm khác biệt giữa RAM DDR5 và DDR4
Dung lượng cao hơn
Một mô-đun RAM là cả một thanh RAM bạn gắn vào bo mạch chủ. “Mô-đun” là từ viết tắt cho “dual in-line memory module” hay DIMM. Nếu ai đó đề cập đến một DIMM hay một mô-đun. Có nghĩa là họ đang nói đến một thanh RAM. Với DDR5, những mô-đun này có khả năng cung cấp dung lượng lớn hơn nhiều so với DDR4 DIMM. Ước tính một thanh RAM DDR5 có thế có dung lượng lên đến 128GB. Có lẽ sẽ mất thêm một thời gian nữa. Chúng ta mới thấy những thanh RAM 128GB xuất hiện trên thị trường. Nên bạn cũng đừng trông ngóng nó trong năm nay.
Thâm chí nếu nó được ra mắt sớm hơn thì mức RAM như vậy là quá nhiều đối với nhu cầu chơi game hay làm việc văn phòng. Trong tương lai gần, mức RAM 128GB có lẽ chỉ phù hợp cho các máy chủ hoặc ứng dụng trong doanh nghiệp. Trong thời gian tới, những thanh RAM 16GB sẽ dần trở nên phổ biến đối với nhu cầu sử dụng máy tính cá nhân. Điển hình là TeamGroup đưa những thanh RAM 16GB vào danh sách dòng DDR5 Elite. Tuy nhiên, một số công ty khác, như ADATA, cho biết họ sẽ tiếp tục sản xuất RAM DDR5 8GB dành cho những người dùng có nhu cầu sử dụng ít hơn.
Tốc độ hanh hơn
Chúng ta đều muốn RAM có tốc độ cao hơn để giúp máy tính phản hồi nhanh hơn. Và tất nhiên là DDR5 sẽ có tốc độ cao hơn DDR4. Hầu hết các thông tin về chuẩn DDR5 được công bố trong năm 2021. Đều cho rằng RAM DDR5 có tốc độ khoảng 4.800 MHz hoặc cao hơn. Để dễ so sánh, tốc độ cao nhất của chuẩn DDR4 là khoảng 3.600 đến 4.000 MHz. Trong khi tốc độ được sử dụng phổ biến nhất là 2.666 MHz. Ngoài phân khúc từ 4.800 MHz trở lên. Các dòng sản phẩm RAM DDR5 cũng sẽ có những phân khúc thấp hơn. Khoảng từ 3.200 MHz trở xuống.
Tuy nhiên, nhìn chung thì ngành công nghiệp này luôn hướng đến một tốc độ vượt xa DDR4, chẳng hạn như đạt 8.400 Mhz chẳng hạn. Tuy không rõ khi nào chúng ta mới đạt được thành quả đó, nhưng quả thật đó là một con số đáng kinh ngạc.
Sử dụng điện thế 1,1 V thấp hơn so với mức chuẩn
DDR5 cũng được cho là sử dụng điện thế thấp hơn. Giảm xuống còn 1,1V thay cho mức chuẩn là 1,2V. Thông thường, khi nhắc đến việc tăng tốc độ thì điện thế sử dụng cũng tăng lên. Điều này thường dễ nhận ra ở những người dùng hay ép xung. Tuy nhiên, các nhà sản xuất RAM lại hướng đến một sản phẩm siêu nhanh. Mà lại tiết kiệm năng lượng hơn. Tháng 4/2020, SK Hynix cho biết công ty này đang lên kế hoạch phát triển RAM DDR5-8400 siêu nhanh. Nhưng chỉ duy trì ở mức điện thế 1,1V. Dù vậy, chúng ta phải chờ đến khi có sản phẩm chính thức mới có thể xác nhận mức tiêu thụ điện năng thực tế.
Một điểm cộng khác của DDR5 là các mô-đun sẽ tự điều chỉnh điện áp. Hoàn toàn khác so với việc yêu cầu bo mạch chủ xử lý việc này ở những thế hệ trước. Ngoài ra, RAM DDR5 có thể có sẵn mã vá lỗi trên mạch. Giúp nó tự phát hiện và sửa lỗi bộ nhớ RAM.
Có nên nâng cấp lên RAM DDR5?
Thời điểm tốt nhất để nâng cấp
Việc quyết định có hay không nâng cấp lên một thế hệ thiết bị công nghệ mới luôn. Là một câu hỏi khó khăn. Nhìn chung, có một số lý do mà chúng ta nên chờ thêm một khoảng thời gian trước khi quyết định. Đầu tiên là RAM DDR5 và các phần cứng tương thích sẽ đắt hơn nhiều so với DDR4. Ngoài ra, các công nghệ mới thường cần một khoảng thời gian. Mới có thể phát huy tối đa tiềm năng của nó.
Vâng, mặc dù DDR5 đầu tiên đã được phát hành, bộ nhớ DDR5 vẫn chưa có sẵn trên thị trường. Luôn luôn có một khoảng cách thời gian giữa một lần lặp lại DDR mới được phát triển. Và nó thực sự được phát hành. Và sau đó có một khoảng cách thời gian khác giữa việc nó được phát hành và nó trở thành xu hướng chính thống
Lý do là gì?
Hãy xem xét việc chuyển đổi từ PCIe 3.0 sang PCIe 4.0. Rất nhiều linh kiện PCIe 4.0 thời kỳ đầu yêu cầu phải trang bị bộ tản nhiệt cực khủng cho bo mạch chủ mới có thể tản nhiệt cho chúng. Tất nhiên là DDR5 sẽ không gặp phải vấn đề tương tự. Nhưng chắc chắn khi mới bắt đầu chuyển sang một công nghệ mới hơn sẽ xuất hiện một số vấn đề. Trong khoảng thời gian đầu, DDR5 sẽ phù hợp hơn với những người dùng sẵn sàng đối mặt với mọi tình huống bất ngờ. Và xem nó như một cái giá phải trả khi chấp nhận sử dụng những công nghệ tiên tiến nhất.
Với hầu hết người dùng còn lại, chiến thuật tốt nhất là nên chờ. Nếu bạn cần ngay một chiếc máy tính mới thì DDR4. Và các linh kiện hiện có trên thị trường đã quá đủ để đáp ứng mọi nhu cầu sử dụng cá nhân – và giá cả cũng phải chăng hơn. Trong giai đoạn này, như đã nói ở trên, RAM DDR5 sẽ mang lại nhiều lợi ích cho hệ thống máy chủ hoặc workstation. Dù vậy bạn cũng không cần phải ngay lập tức chuyển sang DDR5. Nếu bạn lên kế hoạch nâng cấp phần cứng vào năm 2022. Hãy theo dõi những đánh giá của các trang công nghệ về DDR5 khi nó ra mắt. Đồng thời kiểm tra cả những thông tin được người dùng. Và các trang đánh giá cập nhật sau vài tháng sử dụng.
Kết luận
RAM DDR5 mang lại rất nhiều điều hứa hẹn. Và thời gian đầu chúng sẽ khiến bạn có cảm giác thôi thúc phải nhanh chóng có được nó. Nhưng nếu bạn kiên nhẫn thêm một thời gian. Bạn sẽ có thể nâng cấp lên công nghệ mới với giá cả phù hợp hơn. Và có thể là hiệu năng sẽ cao hơn vì các phần cứng khác đã tương thích tốt hơn so với thời gian đầu.
Bạn có thể cập nhật tin tức công nghệ, sản phẩm mới nhất tại: Đánh giá linh kiện PC