Tập đoàn Vingroup chính thức thông báo về việc góp vốn để thành lập hai công ty mới. Dự định sẽ có công ty con để sản xuất pin và ắc quy có tên là VinES. Trong đó, VinES sẽ sản xuất pin và ắc quy để phụ trợ cho xe điện VinFast và một số thiết bị điện hay điện tử khác. Hiện tại, công ty con VinES này có vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng và công ty AI còn được gọi là VinAI vốn điều lệ 425 tỷ đồng. Ngoài ra, tỷ phú Phạm Nhật Vượng trực tiếp góp 485 tỷ đồng cho công ty VinES. Chi tiết mời các bạn tham khảo bài viết của likshing.com.
Mục Lục
Vingroup thành lập công ty con sản xuất pin và ắc quy
VinES sẽ nghiên cứu và sản xuất các công nghệ, loại pin của riêng VinGroup, thay vì chỉ nhập linh kiện điện tử và đóng gói. VinGroup góp 51% vốn – tương đương 510 tỷ đồng cho VinES (vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng). Hai cổ đông sáng lập khác là Chủ tịch VinGroup, ông Phạm Nhật Vượng nắm 48,5% cổ phần và bà Phan Thu Hương với 0,5% cổ phần. VinES đăng ký ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất pin và ắc quy.
Trước đó, hãng xe hơi VinFast của tập đoàn cũng lập liên doanh sản xuất pin với LG Chem (thuộc tập đoàn LG). Tuy nhiên, liên doanh này chủ yếu đóng gói pin theo công nghệ có sẵn từ LG và phục vụ nhiều cho xe máy điện. VinES sẽ giúp tập đoàn tự chủ hơn cả về công nghệ lẫn nguồn cung của pin – linh kiện quan trọng hàng đầu với ngành công nghiệp xe điện.
Ngoài VinES, VinGroup cũng thành lập Công ty Nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo VinAI. Hoạt động chính của công ty là nghiên cứu và phát triển các công nghệ trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Đây có thể coi là công ty giúp sản xuất sản phẩm thực tế, hiện thực hóa các công trình nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Trí tuệ nhân tạo VinAI Research.
Cả hai công ty đều đăng ký trụ sở tại tòa nhà Symphony, khu đô thị Vinhomes Riverside (quận Long Biên, Hà Nội). Chưa có thông tin về nơi sản xuất, nghiên cứu hay nhà máy của VinES.
Mô hình kinh doanh của Vingroup trong thời gian tới có sự thay đổi
Tại đại hội cổ đông thường niên năm 2021, ông Phạm Nhật Vượng cho biết, mô hình kinh doanh của Vingroup trong thời gian tới sẽ là VinFast sản xuất ô tô, còn VinSmart sản xuất và cho thuê pin.
Xe điện của Vingroup sử dụng concept cho thuê pin, có nghĩa là pin thuộc sở hữu của Vingroup. “Mọi chi phí pin, bảo dưỡng đều do VinSmart chịu trách nhiệm. Model kinh doanh của VinSmart đã được tính toán và thấy khá ổn”, ông Vượng khẳng định.
Đối thủ cạnh tranh chính của xe điện VinFast sẽ là xe xăng; chứ không phải các hãng xe điện khác. Ông Vượng cho biết, xe điện của VinFast sẽ vận hành rẻ hơn so với xe xăng. Khi sửa chữa bảo dưỡng bảo trì chỉ tương đương khoảng 30-50% xe xăng.
Ngoài ra, điểm cộng của xe điện là thông minh hơn xe xăng rất nhiều. Bởi xe xăng không thể tự lái, không có Infotainment; nhưng xe điện thì có các tính năng này. Xe điện của Vingroup được thiết kế với tiêu chuẩn cao nhất; thông minh hàng đầu thế giới.
Ngược lại, ông Vượng thừa nhận xe điện cũng có điểm yếu, là di chuyển quãng đường không quá xa, chỉ khoảng 300-500km, tùy loại xe. Tuy nhiên, yếu điểm này sẽ được Vingroup khắc phục bằng sạc siêu nhanh; trong khoảng 20 phút sạc khoảng 70-80% pin; chạy thêm ngay được 200-400km.
Kết luận
Đầu tháng 5 vừa qua, VinGroup rút khỏi mảng kinh doanh smartphone và TV. Các nguồn lực của VinSmart được dồn về cho VinFast vì VinSmart sẽ chuyển sang phát triển; các tính năng thông minh trên ôtô và nhà ở. Ngoài ra, công ty này còn có nhiệm vụ nghiên cứu, thiết kế và sản xuất linh kiện điện tử, tế bào pin điện, hệ thống pin điện hoàn chỉnh và động cơ điện các loại. Nhằm tăng tỷ lệ nội địa hóa và đảm bảo nguồn cung cho VinFast.
Tại Việt Nam, VinFast là hãng xe duy nhất định hướng sản xuất và kinh doanh xe điện rõ ràng; một khái niệm còn mới mẻ đối với phần lớn người dân. Những hãng xe truyền thống như Toyota, Honda, Ford, Mitsubishi đã công bố nhiều mẫu xe điện; trên nhiều thị trường quốc tế. Nhưng chưa có động thái cụ thể nào tại Việt Nam.
Xem thêm những bài viết cùng chuyên mục: Tại đây