Hàng loạt nhà phát triển ứng dụng muốn hạn chế tầm ảnh hưởng của Apple, Google

Hàng loạt các nhà phát triển ứng dụng trên điện thoại thông minh đặc biệt ở các quốc gia như Nhật Bản, châu Âu và Mỹ đang làm mọi cách và nỗ lực nhằm ngăn cản, hạn chế tầm ảnh hưởng của những gã khổng lồ công nghệ đang có sức ảnh hưởng lớn lên nền công nghệ toàn cầu như Google và Apple. Trong đó, Hàn quốc còn đưa ra những luật mới nhằm kiềm chế sự thống trị của các ông lớn và các nhà phát triển ứng dụng di động tại Hàn Quốc có quyền chọn bên thứ ba trong việc thanh toán, phá vỡ thế độc quyền của Apple. Chi tiết mời các bạn đón xem bài viết sau trong chuyên mục công nghệ đời sống của chúng tôi.

Hàng loạt nhà phát triển tại các quốc gia Mỹ, Nhật Bản hạn chế Apple, Google

Theo Nikkei, Diễn đàn Nội dung Di động của Nhật Bản, gồm khoảng 80 công ty dịch vụ ứng dụng, sẽ cùng tham gia vào lực lượng với Liên đoàn nhà phát triển trò chơi châu Âu. Hai bên dự định xem xét liệu Apple và Google có đang gây sức ép với các nhà cung cấp ứng dụng nhỏ hơn hay không.

Ngoài ra, hai bên cũng sẽ chia sẻ thông tin về các nhà cung cấp ứng dụng; tình huống pháp lý và việc vận động hành lang ở châu Âu, Nhật Bản. Thông qua hoạt động trao đổi thông tin, các công ty Nhật Bản mong muốn đạt được lợi thế; trong việc khuyến khích chính phủ và các bộ sửa đổi luật liên quan đến kinh doanh công nghệ.

Hàng loạt nhà phát triển tại các quốc gia Mỹ, Nhật Bản hạn chế Apple, Google
Hàng loạt nhà phát triển tại các quốc gia Mỹ, Nhật Bản hạn chế Apple, Google

Đối tác châu Âu – Nhật Bản còn có kế hoạch phối hợp với Liên minh Công bằng Ứng dụng (Coalition for App Fairness – CAF); một nhóm phi lợi nhuận của Mỹ đang tìm cách thay đổi các cửa hàng ứng dụng. Được biết, nhà phát triển trò chơi nổi tiếng Epic Games; và dịch vụ phát trực tuyến nhạc Spotify là thành viên của CAF.

Tại Mỹ, hai hãng kỹ thuật số lớn là Epic Games và Spotify đã chống lại Google và Apple; yêu cầu phải điều chỉnh cửa hàng ứng dụng. Trong khi đó, Nhật Bản lại thiếu các nhà cung cấp ứng dụng; có thể làm thay đổi đáng kể tầm ảnh hưởng của những hãng công nghệ lớn. “Nhật Bản thường có rất nhiều công ty nhỏ và rất khó để họ lên tiếng vì sợ bị trả thù”, giám đốc điều hành của một nhà cung cấp ứng dụng ở Nhật Bản nói.

Hàn Quốc cũng ‘mạnh tay’ với Google và Apple

Lần đầu tiên, một nền kinh tế lớn đưa ra đạo luật kiềm chế; các “gã khổng lồ” công nghệ như Apple, Google. Những công ty này đang vấp phải làn sóng chỉ trích toàn cầu; vì yêu cầu các nhà triển ứng dụng nộp mức phí “hoa hồng” 30%; cùng những điều kiện phức tạp nếu muốn kinh doanh ứng dụng trên App Store và Play Store.

Theo Reuters, người phát ngôn của Google cho biết; công ty sẽ xem xét cách tuân thủ đạo luật mới này như thế nào. Trong khi vẫn duy trì việc hỗ trợ hệ điều hành và cửa hàng ứng dụng với chất lượng cao nhất. Cửa hàng ứng dụng Play Store là mô hình giúp giữ chi phí thiết bị ở mức thấp cho người tiêu dùng; cho phép cả nền tảng và nhà phát triển có lợi về mặt tài chính. Trong khi nhà phát triển tốn tiền xây dựng ứng dụng, Google cũng phải đầu tư chi phí; để xây dựng và duy trì hệ điều hành và cửa hàng ứng dụng.

Hàn Quốc cũng 'mạnh tay' với Google và Apple
Hàn Quốc cũng ‘mạnh tay’ với Google và Apple

Trong khi đó, Apple nhắc lại quan điểm đưa ra vào tuần trước. Hãng cho rằng đạo luật mới sẽ làm giảm niềm tin của người dùng khi mua hàng trên App Store, đồng thời làm giảm doanh thu; của 482.000 nhà phát triển đã đăng ký tại Hàn Quốc. Những nhà phát triển này đã kiếm được hơn 7 tỷ USD từ việc bán ứng dụng trên App Store. Luật mới cũng cho phép chính phủ Hàn Quốc yêu cầu các công ty quản lý kho ứng dụng bảo vệ quyền lợi người dùng; kiểm tra và xử lý các tranh chấp liên quan đến thanh toán.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *