Dịch COVID diễn biến phức tạp, phụ kiện hỗ trợ livestream đắt hàng

Các thiết bị và phụ kiên hỗ trợ cho việc phát trực tuyến đặc biệt là livestream, bán hàng với giá từ 200.000 hiện đang cháy hàng. Nhiều người dùng đã mua về để phục vụ cho việc buôn bán hàng online hoặc mở các lớp dạy học, họp trực tuyến. Theo chị Thanh chia sẻ khách hàng chủ yếu là những người bán hàng online thuộc diện nhỏ lẻ hoặc những học sinh, sinh viên; và những người cần dạy, học trực tuyến trong giai đoạn đang giãn cách vì dịch COVID-19 diễn biến phức tạp. Nhiều cửa hàng có doanh thu tăng gấp 2, gấp 3 và liên tục nhận đơn về những thiết bị hỗ trợ này. Chi tiết như thế nào, hãy cùng likshing.com tìm hiểu qua bảng tin sau.

Nhiều cửa hàng liên tục nhận đơn về các phụ kiện hỗ trợ livestream

Từ đầu năm, chị Lê Thanh, chủ một cửa hàng phụ kiện di động trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, quận Bình Thạnh, liên tục nhận đơn về các phụ kiện hỗ trợ livestream cho điện thoại di động. Doanh số bán mặt hàng này của cửa hàng chị tăng 50% so với cả năm ngoái. Nhu cầu đặc biệt tăng mạnh khoảng một tháng trở lại đây, với mức tăng 150% so với những tháng trước đó.

Một bộ phụ kiện hỗ trợ livestream cho smartphone gồm một micro dùng để thu âm – giá từ 200.000 đồng, đèn chiếu dạng LED tròn (còn gọi là LED Ring) – giá từ 350.000 đồng, phông bạt phía sau – giá từ 150.000 đồng. Riêng các loại đèn LED Ring đã có thêm phần giá đỡ hỗ trợ gắn điện thoại và micro, cũng như tính năng điều chỉnh độ sáng và màu sắc ánh sáng.

Nhiều cửa hàng liên tục nhận đơn về các phụ kiện hỗ trợ livestream
Nhiều cửa hàng liên tục nhận đơn về các phụ kiện hỗ trợ livestream

“Nếu khách hàng có nhu cầu, chúng tôi còn cung cấp thêm bàn trộn âm thanh (mixer) cỡ nhỏ với giá từ 1 triệu đồng và các loại dây dẫn kết nối với máy tính. Một bộ sản phẩm cơ bản cho livestream qua điện thoại khoảng 1 – 2 triệu đồng”, chị Thanh chia sẻ. Tuy nhiên, chị Thanh cho biết khách hàng dùng smartphone thường chỉ mua bộ thiết bị gồm micro và đèn chiếu là chủ yếu. Phân khúc giá từ 1,5 triệu đồng trở lên được ưa chuộng nhất.

Doanh số bán sản phẩm tăng vọt

Một công ty chuyên phân phối sản phẩm ngành ảnh tại quận Phú Nhuận chuyên bán các thiết bị livestream đắt tiền cũng ghi nhận doanh số bán các sản phẩm này tăng vọt trong hai tháng qua với mức tăng 80 – 100% so với 4 tháng trước đó.

Anh Lê Thành, người đại diện công ty, cho biết, “mỗi bộ thiết bị livestream của công ty có giá không dưới 20 triệu đồng. Phân khúc được nhiều người mua thường từ 30 triệu đồng trở lên. Mỗi ngày, chúng tôi bán được 15 – 20 bộ”.

So với các thiết bị livestream hỗ trợ smartphone, hệ thống do công ty anh Thành cung cấp hướng đến những người bán hàng online chuyên nghiệp. Bộ sản phẩm gồm camera, đèn LED, micro, mixer, chân máy, gimbal, phông nền, hắt sáng, dây dẫn kết nối camera với máy tính… và phần mềm chuyên dụng cho livestream cài trên máy tính.

Hình thức phát trực tiếp đã phát triển từ nhiều năm qua, nhưng trong thời kỳ giãn cách, hình thức này cũng phát triển mạnh hơn. “Việc mọi người ít ra đường vô tình tạo thói quen xem livestream và tự thực hiện các buổi livestream. Đó có thể là giải trí, học tập hoặc phổ biến nhất là mua/bán hàng online”, anh Vũ Khánh, một người chuyên livestream, nhận định.

Người dùng nên chọn các nhà cung cấp uy tín, có chế độ bảo hành rõ ràng và lâu dài

Theo anh Khánh, các thiết bị cỡ nhỏ thường phù hợp; với những người dùng có nhu cầu không cao. Như những người bán hàng nhỏ lẻ, những ai thích đăng nội dung lên mạng xã hội; hoặc những người cần dạy học trực tuyến. Chúng có ưu điểm về giá bán, có thể tận dụng tính năng livestream hoặc videocall có sẵn; trên các ứng dụng bán hàng hoặc mạng xã hội, cắm vào smartphone và dùng ngay.

Người dùng nên chọn các nhà cung cấp uy tín, có chế độ bảo hành rõ ràng và lâu dài
Người dùng nên chọn các nhà cung cấp uy tín, có chế độ bảo hành rõ ràng và lâu dài

Tuy nhiên, hình thức này có một số giới hạn. Vì dùng trên smartphone nên khi xuất hiện các cuộc gọi giữa chừng, buổi livestream sẽ bị gián đoạn. Đồng thời, camera điện thoại vẫn còn hạn chế so với các máy ảnh chuyên nghiệp; như tốc độ lấy nét chậm, xử lý ánh sáng kém. Việc thêm các nội dung quảng cáo khi đang phát trực tiếp cũng hạn chế.

Những người bán hàng chuyên nghiệp chuộng các hệ thống chuyên nghiệp hơn. Việc ghi hình bằng thiết bị chuyên dụng sẽ giúp hình ảnh sắc nét, âm thanh rõ ràng. Vì thông qua phần mềm máy tính, nội dung quảng cáo có thể được thêm vào nhanh chóng. Và hiển thị ngay trên màn hình, giúp buổi livestream chuyên nghiệp. Hình thức này cần thêm ít nhất một người điều hành và chi phí cho thiết bị cao hơn.

Hiện nay, các thiết bị hỗ trợ livestream đang bán tràn lan. Nhiều trong số đó chưa được kiểm soát về chất lượng. Nên khi mua người dùng nên chọn các nhà cung cấp uy tín; có chế độ bảo hành rõ ràng và lâu dài.

Dịch COVID diễn biến phức tạp, hình thức livestream bán hàng gia tăng

Những ngày này, chị N.L (Khương Trung, Hà Nội) tất bật livestream (quay, phát video trực tiếp trên mạng) các mẫu quần áo mới. Giới thiệu cho khách. Chị cho biết, ngay khi nhận được thông báo về Chỉ thị 15 của thành phố. Trong đó lưu ý việc người dân hạn chế ra đường nếu không cần thiết, đóng cửa những dịch vụ không thiết yếu, chị đã đóng cửa hàng.

“Hiện tại, tôi chỉ bán hàng online thông qua các nền tảng mạng xã hội; và các sàn thương mại điện tử. Khách chỉ cần chọn mẫu, gửi số đo và chuyển khoản là 3 – 5 ngày sau sẽ nhận được hàng” – chị nói.

Dịch COVID diễn biến phức tạp, hình thức livestream bán hàng gia tăng
Dịch COVID diễn biến phức tạp, hình thức livestream bán hàng gia tăng

Chị N.L cho biết, livestream mang lại hiệu quả tốt; cao hơn các hình thức bán hàng trên mạng thông thường. Bởi người tiêu dùng có thể nhìn thấy được dáng hình; chất liệu và màu sắc thực tế của quần áo.

Ngoài ra, chị N.L còn cho biết; việc livestream có thể diễn ra rất linh hoạt, từ sáng cho tới tối. Thông thường, mỗi ca livestream bán hàng của chị diễn ra trong khoảng 45 – 60 phút. Một ngày, chị cho nhân viên livestream khoảng 6 ca, sáng 2 ca, chiều 2 ca, tối 2 ca. Hôm nào đông khách, cuối tuần, chị có thể nâng lên 8 ca.

Không chỉ với các cửa hàng quần áo, hình thức livestream được nhiều cửa hàng hoa quả; thực phẩm, đồ gia dụng sử dụng như một kênh tiếp thị hiệu quả trong mùa dịch. Thông qua các thiết bị, chủ cửa hàng có thể chốt đơn; ngay trên sóng mà không cần nhắn tin trả lời.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *