Vừa qua. Trung Quốc chính thức trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới vượt mốc 1 tỷ người về lượng người dùng Internet. Theo thống kê, hầu hết các dịch vụ như giao hàng shipper, gọi xe, các dịch vụ về thương mại điện tử và thanh toán điện tử diễn ra tại Trung Quốc đều chứng kiến sự tăng trưởng nhanh trong từ đầu năm đến nay. Điều này giúp người dùng Internet tại nước này cán mốc 1 tỷ người. Cụ thể, theo Trung tâm thông tin Internet Trung Quốc, tính đến hết tháng 6 năm nay, lượng người dùng Internet đạt 1,01 tỷ và tăng 8% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi tỷ lệ sử dụng mạng cũng tăng lên trong khoảng 71,6%.
Mục Lục
Tác động của đại dịch khiến người dùng trực tuyến tăng vọt
Sự tăng trưởng vượt bậc này được đánh giá phần lớn do tác động của đại dịch. Việc phải ở nhà thường xuyên do giãn cách xã hội khiến nhiều người phụ thuộc hơn vào thương mại điện tử, thanh toán di động và các dịch vụ trực tuyến khác. Theo thống kê, so với một năm trước, dịch vụ giao hàng trực tuyến tại Trung Quốc đã tăng 15% lên 468 triệu người dùng, còn các dịch vụ gọi xe tăng 17%, lên 396 triệu người dùng.
Lượng người mua sắm trực tuyến tăng 8% lên 812 triệu, trong khi các dịch vụ thanh toán điện tử như Alipay và WeChat Pay cũng tăng với tỷ lệ tương tự lên 872 triệu người dùng. Mảng thanh toán điện tử tại Trung Quốc hiện được thống trị bởi Alipay (của Alibaba); và WeChat Pay (của Tencent).
Các dịch vụ giải trí trực tuyến cũng đang ghi nhận tăng trưởng, như Douyin – phiên bản TikTok dành cho thị trường Trung Quốc – hiện đạt 943 triệu người sử dụng, tăng 6% so với năm 2020. Theo các nhà phân tích, sự phát triển của mạng 5G cho phép người dùng tận hưởng tốt hơn những trải nghiệm mà các thiết bị cầm tay mang lại, thúc đẩy các dịch vụ kỹ thuật số, đặc biệt là dịch vụ video phụ thuộc vào lưu lượng dữ liệu.
Trung Quốc thực hiện các biện pháp thiết lập thêm các trạm 5G để cải thiện băng thông
Tuy nhiên, người dùng ở các vùng nông thôn vẫn đang phải đối mặt với những thách thức; như thiếu kỹ năng trực tuyến, trình độ học vấn thấp, thiết bị và mạng hạn chế. Vì vậy, Trung Quốc đã thực hiện các biện pháp thiết lập thêm các trạm gốc 5G; cải thiện tốc độ băng thông rộng, mở rộng phạm vi phủ sóng Internet ở các vùng nông thôn; đào tạo và hỗ trợ người cao tuổi.
Theo Nikkei Asia, quốc gia này mới đây cũng ban hành Luật bảo mật dữ liệu; dự kiến có hiệu lực từ 1/9, nhằm tăng cường giám sát và xử lý dữ liệu kỹ thuật số đối với các “Big Tech” trong nước. Theo luật mới, tất cả các quyết định liên quan đến bảo mật dữ liệu; đều phải thông qua các cơ quan chính phủ. Nếu không, họ có thể bị phạt nặng, bị thu hồi giấy phép hoạt động hoặc thậm chí buộc ngưng hoạt động vĩnh viễn.
Kết luận
Trung Quốc đang thực hiện nhiều chính sách để thắt chặt quản lý trong lĩnh vực công nghệ. Từ cuối năm ngoái, hàng loạt hãng công nghệ như Alibaba, Tencent, ByteDance; đã lọt vào tầm ngắm của chính quyền. Từ việc siết chặt hành vi cạnh tranh không lành mạnh của những gã khổng lồ Internet. Trung Quốc hiện mở rộng thành chiến dịch “thanh lọc” ngành công nghệ; đang phát triển nhanh chóng và tự do quá mức của họ.
Quốc gia này mới đây cũng ban hành Luật bảo mật dữ liệu; dự kiến có hiệu lực từ 1/9, nhằm tăng cường giám sát; và xử lý dữ liệu kỹ thuật số đối với các “Big Tech” trong nước. Theo luật mới, tất cả các quyết định liên quan đến bảo mật dữ liệu; đều phải thông qua các cơ quan chính phủ. Nếu không, họ có thể bị phạt nặng, bị thu hồi giấy phép hoạt động; hoặc thậm chí buộc ngưng hoạt động vĩnh viễn.\
Xem thêm những bài viết cùng chuyên mục: Tại đây